Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

QUAN TRẮC NƯỚC THẢI TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC: Chống xả thải bằng quan trắc tự động

QUAN TRẮC NƯỚC THẢI TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC: Chống xả thải bằng quan trắc tự động:

Bình Dương đã có hệ thống quan trắc tự động chống các doanh nghiệp xả thải ra sông. Đồng Nai cũng sẽ có hệ thống này. Liệu hệ thống này có hiệu quả?





Van xả nước từ hồ chứa nước thải đã xử lý của KCN Long Thành ra rạch Bà Chèo. Ảnh: Xuân Hoàng

Trước việc nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Long Thành (của Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi thuộc Tổng Công ty Sonadezi- doanh nghiệp (DN) Nhà nước) bị Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) bắt quả tang xả nước thải có màu đen đặc và có mùi hôi ra sông Đồng Nai, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Đồng Nai vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh xung quanh vụ việc này.


Dùng nước sông pha loãng để xả thải
Theo đó, Sở TN-MT đề xuất Tổng Công ty Sonadezi chỉ đạo Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi nhanh chóng làm việc với các DN dệt nhuộm trong KCN Long Thành, yêu cầu các DN này giảm lưu lượng nước thải để phù hợp với năng lực xử lý hiện tại của nhà máy xử lý nước thải tập trung (gọi tắt là nhà máy). Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, hiện nhà máy đang xử lý khoảng 8.000 m3 nước thải/ngày đêm cho 65/66 DN trong KCN Long Thành. Trong đó, phần lớn là nước thải từ các DN dệt nhuộm với các thông số ô nhiễm rất cao. Nhà máy thu phí xử lý nước thải là 6.400 đồng/m3.

Năng lực xử lý nước thải của nhà máy này đang bất ổn. Trong vụ nhà máy bị C49 bắt quả tang xả thải vượt chuẩn, biên bản làm việc giữa hai bên cho thấy: “Nước thải sau xử lý chảy vào hồ hoàn thiện có nhiệt độ cao, màu đen đậm và có mùi hôi. Khảo sát thực tế thấy các bể xử lý vi sinh có dấu hiệu đã bị hư hỏng, hệ thống đường ống dẫn hóa chất vào bể khử trùng không hoạt động, bộ phận khử màu không hoạt động”. Ngoài ra, theo biên bản, trong quá trình xử lý nước thải, nhà máy đã bỏ qua công đoạn xử lý hóa lý (tại module số 1) vì công đoạn này đang phải cải tạo, sửa chữa.
Lãnh đạo nhà máy thừa nhận để đạt quy chuẩn về độ màu của nước thải đầu ra, nhà máy đã dùng nước sông để pha loãng trước khi xả thải. Cụ thể, lợi dụng thủy triều lên, nhà máy cho nước sông tràn vào hồ sinh thái để pha loãng nước thải ở đây. Khi thủy triều rút sẽ kéo theo toàn bộ nước thải trong hồ này ra rạch Bà Chèo rồi đổ ra sông Đồng Nai.

Dùng thiết bị quan trắc kiểm tra
Khi được hỏi: “Chẳng lẽ Sở TN-MT cứ để C49 vào bắt quả tang mới biết DN gây ô nhiễm? Giải pháp sắp tới để giám sát DN là gì?”, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh này đang lập dự án xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động đặt ở các KCN. Bước đầu, việc xây dựng, vận hành hệ thống sẽ dùng tiền ngân sách. Dự kiến, số tiền đầu tư cho hệ thống này không nhỏ.

Đi trước Đồng Nai, tỉnh Bình Dương mới đây vừa khánh thành hệ thống quan trắc nước thải tự động và gắn camera theo dõi các nguồn nước thải với chi phí 28 tỉ đồng. Hệ thống này mới đặt ở 6 KCN: Việt Nam-Singapore, Đồng An, Việt Hương I, Sóng Thần I-II, Mỹ Phước I và 15 DN khác có lượng thải từ 2.000 m3/ngày đêm trở lên. Theo Sở TN-MT tỉnh Bình Dương, hệ thống này giúp cơ quan chức năng quan sát 24/24 giờ quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước xả thải của các DN. Ngoài ra, hệ thống còn đo đạc các thông số để đánh giá chất lượng nước thải, giúp lấy mẫu nước thải từ xa xem như bằng chứng để cơ quan chức năng xử phạt DN.

Doanh nghiệp vẫn có thể xả trộm
Chiều 7-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Lê Minh Châu, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Bình Dương, cho biết hệ thống quan trắc của Bình Dương đang trong giai đoạn thử nghiệm nên khó có thể đánh giá chính xác tính hiệu quả. DN vẫn đủ sức đối phó để xả trộm, xả vượt chuẩn mà không bị phát hiện. Cụ thể, việc lắp đặt hệ thống trên chỉ giúp cơ quan chức năng quan trắc, quan sát ở một vị trí, một tầm nhìn cố định. DN hoàn toàn có thể chạy đường cống khác để né thiết bị quan trắc, camera.

Đồng tình với quan điểm này, một cán bộ thuộc Sở TN-MT Bình Dương nhìn nhận: “Quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo vệ môi trường của DN. Nếu DN không biết tự trọng, bất chấp tất cả vì lợi nhuận, tìm mọi thủ đoạn để xả lén thì công nghệ giám sát dù có tân tiến đến mấy cũng có lỗ hổng của nó”.
Theo Người lao động
(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com - 0945 293 292
-

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

THIẾT BỊ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG: Độ đục – chỉ tiêu ô nhiễm nước


Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số các chất lơ lững có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phu (kích thước 0,1 – 10mm) . Trong nước, các chất gây đục thường là: đất sét, chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật.
Độ đục phát sinh từ nhiều nguyên nhân như:
- Đất, đá từ vùng núi cao đổ xuống đồng bằng (do hoạt động trồng trọt)
- Ảnh hưởng của nước lũ, làm xáo động lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động, thực vật.
- Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
- Sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh vật (tảo …)
Ý Nghĩa Môi Trường
Độ đục ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước công cộng: làm giảm vẽ mỹ quan, gây khó khăn cho quá trình lọc và khử khuẩn.
Phương pháp thí ngiệm
Có thể xác định độ đục bắng các phương pháp khác nhau như:
- Phương pháp cân khối lượng: Loc mẫu sau đó cân khối lượng cặn. Nếu SS < 15 mg/l thì nước trong còn SS> 15 mg/l thì nước đục.
- Áp dụng phương pháp so màu theo nguyên tắc dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các cặn lơ lửng có trong dung dịch.
Các yếu tố ảnh hưởng
Cặn lơ lững lớn có khả năng lắng nhanh, làm sai lệch kết quả đo.
Ong đo bị bẩn, mẫu có nhiều bọt khí và độ màu thực của mẫu là những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả độ đục.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

THIẾT BỊ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LIÊN TỤC: Thiết bị đo COD liên tục - online


Nguyên lý hoạt động
- Không cần chuẩn bị mẫu: mẫu được đưa trực tiếp vào đường ống lấy mẫu của máy.
Nguyên lý đo:
Dưới tác dụng của bức xạ cực tím (UV) H2O2 tạo nên gốc OH có hoạt tính rất mạnh. Các gốc OH hoạt tính này tác dụng rất nhanh với các chất có khả năng oxy hóa trong mẫu nước/nước thải – quá trình oxy hóa hoàn toàn xảy ra trong vài phút và chúng ta có kết quả hiển thị.
- H2O2 là tác nhân không gây độc do không chứa các KLN như K2Cr2O7 là tác nhân đo COD thông thường, do vậy không gây các vấn đề ô nhiễm về thải bỏ mẫu sau khi đo.

Thông số kỹ thuật cơ bản
Chu trình đo: liên tục, không sử dụng hóa chất
Sử dụng phương pháp hấp thụ UV, cho kết quả tức thời <10 giây/ lần đo
Dải đo hấp thụ UV tại 254nm với nguồn đèn Xenon tuổi thọ từ 5-10 năm
Tự động bù trừ độ đục và độ màu
Hệ thống có thể đo đa chỉ tiêu. Khi cần thiết có thể nâng cấp, ghép nối đo thêm các chỉ tiêu khác như : Độ đục, Phenol, Dầu có 10% vòng thơm, Chlorophyl A, Rhodamin, Nitrate, Amoniac, pH, DO, TSS,… với module tín hiệu MI4-20mA.

Số kênh kết nối tối đa: 6
Tốc độ lấy mẫu: 0.5L/phút
Hiển thị màn hình LCD, cảm ứng
Hệ thống làm sạch tự động với bình chứa 2L bên ngoài
4 programmable relays
Ngõ ra: 4-20 mA isolated output;
Bộ nhớ máy lưu được kết quả hơn 1 tháng
Cổng RS232 nối máy tính, truy xuất số liệu qua cổng Hyperterminal
Dây nguồn 2m

Đáp ứng tiêu chuẩn chống thấm IP65/Nema4X 500x300x150mm
Có thể gắn, treo trên tường hoặc trong tủ điện
Bơm lấy mẫu nhu động, bơm cao 5m, được tích hợp bên trong máy
Lưu lượng bơm: 0.6 litre/min
Hoạt động không liên tục để tăng tuổi thọ ống dẫn
Cung cấp cùng với 0.75 meter ống neoprene và 5m ống polyurethane và đầu nối

Nguồn 220VAC